Print Friendly, PDF & Email

Tôi nên nói gì với bạn bè, thành viên gia đình và/hoặc người thân nếu họ nói với tôi rằng họ đã bị tấn công tình dục?

Về gốc rễ, bạo lực tình dục là việc một người cảm thấy có quyền xâm phạm cơ thể người khác và sử dụng sức mạnh hoặc quyền lực để kiểm soát hoặc khống chế nạn nhân đó. Do đó, với tư cách là bạn bè, thành viên gia đình và/hoặc người thân của người từng bị tấn công tình dục, một trong những điều chính yếu bạn có thể làm là cố gắng mang lại cho họ cảm giác giành lại được quyền lực và quyền kiểm soát. Việc này sẽ giống như:

Việc này sẽ giống như:

  1. Cho họ biết rằng bạn tin lời họ (ví dụ về câu bạn có thể nói là: “Tôi tin bạn và tôi rất tiếc vì những gì đã xảy ra với bạn”) và nghiêm túc lắng nghe lời họ nói. Tiết lộ vụ việc tấn công tình dục thường là một trong những điều khó khăn nhất mà những nạn nhân sống sót phải làm. Việc thể hiện sự ủng hộ và giúp đỡ đầy tình yêu thương, tử tế và không đòi hỏi gì có thể giúp nạn nhân sống sót trở nên mạnh mẽ hơn và thúc đẩy họ tìm kiếm thêm nguồn hỗ trợ khác. Hãy nhớ rằng: bạn không có trách nhiệm phải điều tra và xác định xem có tội ác có thực sự xảy ra hay không. Những nạn nhân sống sót thường cảm thấy là tội lỗi và xấu hổ vì những gì đã xảy ra với họ và bạn, với tư cách là người hỗ trợ, họ sẽ cần bạn ở bên cạnh họ trong suốt quá trình này.
  2. Đừng đưa ra quyết định thay cho bạn bè và/hoặc người thân của bạn. Cung cấp thông tin về các bước tiếp theo và nguồn lực là việc có thể giúp ích được, nhưng điều quan trọng là bạn nên phải bạn bè và/hoặc người thân của mình tự quyết định. Đây là một cách đơn giản để nạn nhân sống sót cảm thấy như họ đang giành lại quyền kiểm soát và sức mạnh trong quá trình hồi phục. Hãy ủng hộ quyết định họ đưa ra ngay cả khi bạn không đồng ý với họ.
  3. Cho bạn bè và/hoặc người thân của bạn biết rằng bạn luôn ở bên họ bất kỳ khi nào họ cần. Họ đang là người cầm lái và hãy cho họ biết bạn sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ họ bất cứ lúc nào họ cần.
  4. Công nhận cảm xúc của họ và tiếp tục công nhận cảm xúc đó khi có thay đổi. Một nạn nhân sống sót có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, trong đó có thể có cả tức giận, xấu hổ, cười, buồn bã, mâu thuẫn, v.v. Tất cả đều rất bình thường và hãy cho họ biết đó là điều bình thường.
  5. Cố gắng KHÔNG chia sẻ về việc “nếu ở trong tình huống tương tự thì bạn sẽ làm gì”. Mặc dù điều đó có vẻ hữu ích nhưng điều quan trọng cần nhớ là ai cũng khác nhau và chúng ta thực sự không biết mình sẽ làm gì nếu lâm vào tình huống tương tự. Đây là vấn đề phức tạp và khó khăn mà mỗi chúng ta đều có những lo lắng và thắc mắc riêng cần cân nhắc khi đưa ra quyết định. Hãy bàn luận kỹ các lựa chọn với bạn bè và/hoặc người thân của bạn, rồi ủng hộ bất cứ điều gì họ quyết định.
  6. Đôi khi, do ảnh hưởng của tổn thương lên bộ não, nạn nhân sống sót có thể sẽ khó nhớ lại được hoặc nhớ sai những gì đã xảy ra. Điều này là hoàn toàn bình thường và thực ra đó là cách bộ não tự bảo vệ trong trải nghiệm đau thương. Theo thời gian và với sự hỗ trợ và ủng hộ, họ sẽ có thể chia sẻ tốt hơn những gì đã xảy ra. Hãy nhớ rằng: Đừng thúc giục họ; Đừng hỏi họ những câu hỏi mang tính xâm phạm về sự việc của họ; Đừng cho rằng: bởi vì họ không thể nói với bạn thì tức là họ không nói thật. Họ sẽ chia sẻ khi và nếu họ sẵn sàng.
  7. KHÔNG nói cho bất kỳ ai khác biết sự việc của nạn nhân sống sót. Điều tối quan trọng cần nhớ là đây là trải nghiệm khó khăn để nạn nhân sống sót có thể mở lòng. Bạn có thể sẽ cảm thấy muốn can thiệp và nói cho các bên khác biết về tình hình nhưng bạn không có quyền làm như vậy. Do đó, bạn bắt buộc phải bảo vệ sự riêng tư cho họ và tôn trọng mong muốn của họ để không nói thay cho họ trừ khi họ yêu cầu cụ thể.

Để biết thêm các cách hỗ trợ bạn bè hoặc người thân, hãy truy cập: