Dành cho Đơn Vị Bênh Vực
Nạn nhân sống sót đang tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn nhiều khả năng đã không dễ dàng gì mới đi đến quyết định này. Họ có thể cảm thấy bất lực vì thiếu kiến thức về quyền, lựa chọn và các nguồn lực của mình, hoặc chỉ đơn giản là bị choáng ngợp bởi sự việc mà họ vừa trải qua. Họ cần sự hỗ trợ từ người quen thuộc với hệ thống và các nguồn lực. Đơn vị bênh vực có thể mang lại sự hỗ trợ đó.
“Đơn vị bênh vực“ là thuật ngữ và quy trình được lấy từ mô hình pháp lý. Khái niệm này được định nghĩa là “một đơn vị bênh vực cho đối tượng khác” như trong bênh vực cá nhân, hoặc “một đơn vị biện hộ cho, bảo vệ, duy trì hoặc khuyến nghị một lí lẽ hoặc đề xuất”, như trong trường hợp ủng hộ chính trị.
Đơn vị bênh vực không giống như nhà tư vấn/nhà trị liệu. Đơn vị bênh vực cung cấp thông tin và sự hỗ trợ để nạn nhân sống sót có thể tiếp cận các nguồn lực và hệ thống để giúp họ trong quá trình hồi phục. Đơn vị bênh vực được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nhưng không nhất thiết phải là chuyên gia sức khỏe tâm thần. Vai trò của nhà tư vấn hoặc nhà trị liệu là giúp khách hàng, hoặc trong trường hợp này là nạn nhân sống sót, xử lý thương tổn của họ; điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều nạn nhân sống sót trong quá trình hồi phục của họ.
Vai trò đơn vị bênh vực của bạn là mang đến sự hỗ trợ tinh thần, giáo dục tâm lý và giới thiệu phù hợp tại thời điểm đó. Vai trò đơn vị bênh vực của bạn không phải là cung cấp liệu pháp điều trị và cũng không phải cùng với ai đó xử lý hoàn toàn thương tổn của họ, vì điều này có thể khiến người đó rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương.
Để tìm hiểu thêm về các cách nói chuyện được đề xuất sử dụng, gợi ý cách diễn đạt và khung câu hỏi, hãy tham khảo Hướng Dẫn Đào Tạo Về Đường Dây Khủng Hoảng Và Bênh Vực Về Tấn Công Tình Dục (Sexual Assault Advocacy and Crisis Line Training Guide) của Liên Minh Chống Tấn Công Tình Dục Colorado (Colorado Coalition Against Sexual Assault (CCASA)), chương 5, trang 16 – 24.
Dành cho Cơ Quan Hành Pháp
Trong cuộc đời, ai trong chúng ta cũng có những lúc gặp phải vấn đề dường như khó khăn đến nỗi không thể đối mặt một mình. Chúng ta có thể cảm thấy bất lực vì không biết rõ các quyền, lựa chọn và nguồn lực của mình, hoặc chỉ đơn giản là bị choáng ngợp cảm xúc do sự việc mà chúng ta đã trải qua gây ra.
Là một nhân viên hành pháp (với sự hỗ trợ từ các đơn vị bênh vực nạn nhân trong cơ quan của bạn hoặc trong cộng đồng của bạn), bạn có thể làm sáng tỏ một số quy trình phức tạp liên quan đến việc trình báo một vụ tấn công tình dục cho phía cảnh sát. Nạn nhân sống sót cần hỗ trợ từ người quen của họ và có thẩm quyền trong hệ thống. Sự hỗ trợ của bạn có thể rất quan trọng đối với nạn nhân sống sót.
Bạn nhân sống sót tìm đến giám định pháp y – y tế có thể đang bị khủng hoảng và/hoặc ảnh hưởng do thương tổn của họ.
Khi bạn đặt câu hỏi, hãy giải thích lý do vì sao bạn hỏi. Ví dụ, hãy giải thích lý do vì sao bạn hỏi về việc uống chất có cồn. Các câu hỏi này rất quan trọng nhưng bạn cần giảm thiểu khả năng làm cho nạn nhân sống sót có cảm giác rằng bạn đang đổ lỗi cho họ vì uống chất có cồn.
Để tìm hiểu thêm về các cách nói chuyện được đề xuất sử dụng, gợi ý cách diễn đạt và các kỹ thuật phỏng vấn có hiểu biết về tổn thương tinh thần, hãy truy cập thư viện nguồn lực của Tổ Chức Quốc Tế Chấm Dứt Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ (Ending Violence Against Women International) và/hoặc thư viện nguồn lực của Hiệp Hội Quốc Tế Cảnh Sát Trưởng Ứng Phó Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ (International Association of Chiefs of Police Response to Violence Against Women) để biết thêm thông tin về kho tàng thông tin hướng đến công tác hỗ trợ cơ quan hành pháp thực hiện công việc của mình khi làm việc với nạn nhân sống sót của nạn tấn công tình dục.
Việc vận dụng quy trình kiểm soát khủng hoảng để tương tác với nạn nhân sống sót rất có ích. Quy trình kiểm soát khủng hoảng có thể bao gồm một số yếu tố sau:
Xây dựng mối quan hệ thân tình và nỗ lực phát triển mối quan hệ
Xác định vấn đề cần được giải quyết
Xử lý và giải quyết vấn đề
Nguồn Lực và Giới Thiệu
Tóm Tắt và Kết Thúc
Xây dựng mối quan hệ thân tình là yếu tố trọng tâm để thiết lập một mối quan hệ bênh vực mang tính bền vững, tin cậy và hiệu quả:
- Mang lại sự công nhận và cảm giác thoải mái
- Sử dụng các đại từ và tên chính xác của nạn nhân sống sót
- Nói bằng giọng bình tĩnh
- Tốc độ chậm
- Nếu họ có im lặng thì cũng không sao. Phép giao tiếp bao gồm cho phép sự im lặng và/hoặc khoảng dừng dài. Thông thường, nạn nhân sống sót cần thời gian để suy nghĩ, suy ngẫm, ổn định tinh thần hoặc chỉ đơn giản là nhận thức cảm xúc của họ. Đơn vị bênh vực có thể cần làm rõ bằng cách nói những câu như: “Không sao cả. Bạn cứ từ từ.”
- Hãy cho nạn nhân sống sót biết rằng họ có thể kể chậm rãi, khóc hoặc nói đi nói lại, v.v.
- Đặt câu hỏi mở
Bạn cũng có thể sử dụng “thủ thuật phá vỡ bức tường ngăn cách” khi xây dựng mối quan hệ thân tình hoặc nếu tương tác có vẻ “bế tắc” sau đó. Sau đây là những gợi ý để nạn nhân sống sót nói chuyện hoặc thổ lộ hơn:
- “Nếu bạn muốn kể gì thì tôi cũng sẵn sàng nghe đây.”
- “Tôi rất quan tâm đến những gì bạn muốn nói.”
- “Tôi thực sự muốn nghe những gì bạn đang nghĩ và muốn chia sẻ.”
- “Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi nói về chuyện đó?”
- “Có vẻ như bạn có một số cảm xúc/suy nghĩ về điều này.”
- “Bạn cảm thấy sao về chuyện đó?”